Recent Posts

Hầu hết mọi người không biết giá trị của sức khoẻ trước khi đánh mất nó. Khi một khách hàng đều đặn mua hàng của bạn, bạn không nghĩ đến việc một ngày nào đó họ quyết định không tiếp tục mua hàng của bạn nữa. Cái giá phải trả, trong những trường hợp như thế này, thường lớn hơn rất nhiều so với sự tưởng tượng của chúng ta.

SỰ TỪ BIỆT CỦA MỘT KHÁCH HÀNG
Để có thể nhìn vấn đề rõ hơn, ta lấy dịch vụ Internet FPT làm ví dụ để phân tích.
Một khách hàng tên là A, sau khi hết lòng ủng hộ FPT Internet ngay từ khi ra đời, quyết định từ nay không sử dụng dịch vụ của FPT nữa. Mặc dù là khách hàng quen thuộc của FPT từ nhiều năm, nhưng A chưa bao giờ cảm thấy mình được đánh giá đúng mức. Những ý kiến đóng góp của A không được trả lời.
Hàng tháng, A tiêu khoảng 100 ngàn đồng, là số tiền A tiết kiệm rất khó khăn từ đồng lương ít ỏi của mình, cho FPT Internet. Nhưng dưới con mắt của những nhân viên thu tiền, anh ta chẳng qua chỉ là một con dê còm cõi, mỗi tháng đến để họ vắt ít sữa mà không có một lời cám ơn chân thành. Dường như không ai quan tâm đến việc A có hài lòng hay không?
Nhưng thời nay đã khác. FPT không phải là lựa chọn duy nhất. A quyết định tìm đến Viettel hay một mạng thông tin nào đó đánh giá đúng việc mua hàng của anh.
CÁC NHÂN VIÊN CỦA FPT INTERNET NGHĨ GÌ?
Họ chẳng nghĩ gì cả. Có gì mà phải lo. FPT là công ty lớn, doanh số mỗi tháng hàng trăm tỷ đồng. Một trăm nghìn đồng có ý nghĩa gì đâu?
Vả lại, mỗi ngày có thêm vài trăm khách hàng mới. Một khách hàng bỏ đi là không tốt, nhưng một công ty lớn như FPT không thể tự vặn vẹo mình méo mó để cứu vãn một khách hàng khó tính.
Dĩ nhiên, ai cũng biết, nên cư xử tốt với khách hàng, nhưng chúng ta hãy thử nhìn vào cốt lõi vấn đề: liệu có thảm hoạ tài chính nào xảy ra với FPT vì sự ra đi của khách hàng này không?
Nhưng đó là một lối suy nghĩ thiển cận. Chúng ta đã coi A là một khách hàng nhỏ bé đang làm ăn với một công ty kếch xù!
Bây giờ chúng ta xem xét vấn đề dưới một góc độ khác để có những kết luận phù hợp về sự ra đi của A.
MẤT MỘT KHÁCH HÀNG LÀ MẤT NHIỀU HƠN THẾ

Đầu tiên, có thể thấy ngay, mất A, chúng ta không chỉ mất 100.000 đồng. A sẽ trả cho chúng ta 1.200.000 đồng mỗi năm. Có thể A sử dụng FPT internet cả đời, nhưng nếu chỉ lấy 20 năm để tính toán, thì chúng ta mất 24.000.000 đồng.
Nhưng sự lan truyền còn làm cho điều đó tồi tệ hơn nhiều. A là một khách hàng trên mạng. Anh ta quen biết nhiều bạn bè và sẽ nói ra sự không hài lòng của mình cho họ biết.
Một nghiên cứu về tâm lý khách hàng cho rằng, A sẽ nói cho khoảng 20 người biết. Mỗi người này cũng có thể nói cho khoảng 10 người khác nữa. Như vậy, có tổng cộng 200 người được nghe tiếng xấu về dịch vụ Internet của FPT qua A.
Chắc chắn không phải cả 200 người này đều nổi loạn chống lại FPT. Nhưng hoàn toàn có khả năng 10% trong số họ làm như thế. Đây là những người có sẵn một số việc không hài lòng, nay cảm giác đó được củng cố và họ tin rằng, họ đang lựa chọn sai lầm.
Như vậy, kết quả là có 20 người theo chân A bỏ FPT. Như vậy, mỗi năm, FPT mất 24 triệu đồng và trong 20 năm, số tiền bị mất lên tới 576 triệu đồng chỉ vì A không hài lòng rời bỏ mạng của chúng ta.
Mặc dù, những con số bắt đầu lên tiếng, nhưng đó cũng chỉ là số liệu tối thiểu. Trong thực tế, nhu cầu thông tin ngày càng tăng và chi phí của khách hàng không dừng ở mức 100 ngàn đồng /tháng, nên mất mát của chúng ta còn lớn hơn nhiều.
Nếu bạn không thích mang 20 năm ra để tính toán mức độ thiệt hại, thì hãy xem xét vấn đề dưới góc độ khác. Các nghiên cứu về dịch vụ khách hàng đều chỉ ra, chi phí để có một khách hàng mới (bao gồm quảng cáo, khuyến mãi…) lớn hơn gấp nhiều lần chi phí để giữ một khách hàng quen (bao gồm thái độ cư xử, thư thăm hỏi, thiệp Noel, năm mới…).
Một báo cáo về vấn đề này đưa ra số liệu: 15 đô để giữ một khách hàng cũ, 50 đô để có một khách hàng mới. Chỉ tính nhẩm chúng ta cũng thấy:
Chi phí cho anh A hài lòng hết 15 đô.
Chi phí để thu hút 20 khách hàng mới hết 1.000 đô.
Vậy có nên chủ động chi 15 đô để khỏi phải bị động chi 1000 đô hay không?
Với tất cả cách nhìn trên, việc mất một khách hàng mang lại cho công ty thiệt hại lớn hơn là chúng ta có thể hình dung. Ở đây mới chỉ thuần tuý xét trên quan điểm thiệt hại tài chính.
Trên quan điểm cạnh tranh, mất mát này lập tức phải nhân đôi, vì khi chúng ta mất đi 20 khách hàng là đối thủ cạnh tranh có thêm 20 khách hàng.
Sự phân tích trên không chỉ đúng cho Internet. Ở các mức độ khác nhau, nó đúng cho mọi lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Cho nên, chúng ta hãy cố gắng mang lại sự hài lòng cho mọi khách hàng, kể cả những khách hàng nhỏ nhất.
(copy từ VMMI)

Mất một Khách Hàng là mất bao nhiêu?!

By Unknown → Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014
TỐT ĐẸP NHẤT KHÔNG PHẢI LÀ KẾT QUẢ, MÀ Ở QUÁ TRÌNH!
1- Nhiều người cầu mong cuộc sống của mình có được kết quả tốt đẹp, nhưng họ không biết rằng, trên đời này sự tốt đẹp không phải là ở chỗ kết quả, quan trọng là ở quá trình theo đuổi những thứ tốt đẹp.
2- Khi bạn biết tung bay thì đừng nên nhút nhát cất cánh bay; khi bạn có thể ôm ấp ước mơ thì chớ buông bỏ mộng tưởng; khi bạn đã biết yêu thì đừng nên dễ dàng buông bỏ tình yêu.
3- Ngày nào cũng nên thầm nhủ với chính mình rằng: Ta quả là con người rất khá.
4- Đối với quá khứ nên có sự hối hận ít nhất mà thôi. Đối với hiện tại nên lãng phí ít nhất, đối với tương lai nên có mơ ước nhiều nhất.
5- Muốn làm thay đổi sự việc, thì bản thân mình nên có sự thay đổi trước đã.
6- Khi bạn cảm thấy đau buồn, tốt nhất là nên bỏ ra tinh thần và thời gian để học tập những gì đã. Chỉ có miệt mài học tập mới khiến bạn không bao giờ bị thất bại.
7- Người có tinh thần tích cực thì sẽ trông thấy cơ hội trong mỗi lần gặp phải khổ đau, còn người tiêu cực thì trước cơ hội chỉ cảm thấy lo lắng mà thôi.
8- Tuổi trẻ đầu tiên của mình là do Thượng đế ban cho, còn tuổi trẻ lần thứ hai là dựa vào sự cố gắng của bản thân mình.
9- Mọi hành động và tư tưởng vĩ đại, đều bắt nguồn từ những việc rất nhỏ mọn vụn vặt mà thôi.
10- Trên đời này chỉ có một thứ mà bất cứ ai cũng không cướp đi được, đó chính là trí tuệ.

Tốt đẹp nhất không phải ở Kết quả mà là ở Quá trình!

By Unknown → Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014
Độc giả Việt Nam đã biết đến tác giả Robert T. Kiyosaki thông qua bộ sách Dạy Con Làm Giàu. Bộ sách đó đã giúp độc giả thay đổi suy nghĩ tư duy về đồng tiền, cũng như tăng cường kiến thức về tài chính và tự tạo lập sự nghiệp thành công. Và bộ sách đó cũng dự đoán những cuộc khủng hoảng không thể tránh khỏi trong thập niên 2001-2010 ở Mỹ và trên thế giới.
 
Trong cuốn sách mới Lợi Thế Bất Công, tác giả tiếp tục có những dự đoán cho thập niên đến năm 2020. Và điều quan trọng, để sống tốt và tự do tài chính trong thập niên mới này, bản thân mỗi người cần phải tăng cường kiến thức tài chính. Đó chính là con đường tạo ra cuộc sống mình mong muốn cho chính bản thân và gia đình mình. Robert khuyến khích bạn thay đổi chỉ một nhân tố: chính bạn.
 
Quyển sách Lợi Thế Bất Công viết về sức mạnh của giáo dục tài chính, và năm lợi thế bất công mà giáo dục tài chính mang lại. Đây là dạng lợi thế mà chính bản thân mình, nếu có kiến thức về tài chính bên ngoài trường học, sẽ có mà người khác không có.
 
Với cách viết đi thẳng vào vấn đề, thách thức độc giả với hai quan điểm khác nhau, và độc giả phải tự trải nghiệm để hiểu hết sức mạnh của giáo dục tài chính, quyển sách Lợi Thế Bất Công chắc chắn sẽ thu hút nhiều độc giả như bộ sách Dạy Con Làm Giàu.

Công ty phát hành
NXB Trẻ
Nhà xuất bản
NXB Trẻ
Trọng lượng vận chuyển
300 grams
Kích thước
14 x 20 cm
Số trang
372
Ngày xuất bản
03/2014
Robert Kiyosaki là một người mà bạn có thể nói là khôn ngoan và quỷ quyệt. Và bộ sách Dạy Con Làm Giàu từng làm mưa gió một thời gian rất dài, và điều lạ lùng là chưa có mấy ai tuyên bố thành công khi áp dụng những nguyên tắc đó của Kiyosaki. Có lẽ vì lý do đó mà ông đã tung ra cuốn Lợi Thê Bất Công này chăng?

Suy nghĩ trên chỉ là quan điểm cá nhân mình. Nhưng cũng chính vì thế mình đã quyết tâm đọc thử cuốn sách mới này của Kiyosaki. Những gì mình nhận thấy được ở đây là ông đang chia sẻ 1 cách nửa vời đúng chất Rich Dad. Những thứ ống nói rất vòng vo và quả là sẽ khó hiểu cho những ai không học về kinh tế hoặc không có kinh nghiệm về đầu tư bao giờ.

Cả cuốn sách chỉ nhai đi nhai lại 1 ý rằng, nếu muốn làm giàu, bạn nên học Rich Dad, chúng tôi có các lớp học về giáo dục tài chính tốt nhất thế giới, chúng tôi là Kiyosaki, người đi lên từ 2 bàn tay trắng và đang sở hữu hàng ngàn căn hộ cho thuê.

Đây quả thực là sách lược khôn ngoan của 1 người luôn tìm kiếm lợi nhuận - hay theo cách gọi của ông là Dòng Lưu Kim. Nếu cuốn sách này có chút gì đó hữu ích, thì chỉ có 1 điểm: bạn hãy dựng việc tiết kiệm ngu ngốc của mình lại và hãy đầu tư cho bản thân qua giáo dục.

Bạn đọc hãy cân nhắc những gì đọc được trong đó và hãy tìm hiểu kỹ càng, vì Kiyosaki đang kinh doanh ở Mỹ chứ không phải Việt Nam.

Lợi Thế Bất Công - Robert T. Kiyosaki

By Unknown → Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

WARREN BUFETT: “HÃY QUÊN TIỀN LƯƠNG ĐI”

Tỉ phú Warren Buffett nói về những bí quyết để có một sự nghiệp thành công như sau:

Warren Buffett và Phát Triển Bản Thân

By Unknown → Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014
Ai Lấy Miếng Pho Mát Của Tôi? là một câu chuyện giản dị chứa đựng những triết lý sâu sắc về cách vượt qua những khó khăn và thay đổi trong cuộc sống.

Ai đã lấy miếng pho mát của tôi - Spencer Johnson

By Unknown → Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014
Cuốn sách Đồng Hành Cùng Vĩ Nhân đem đến thông điệp: Đời người như một cuộc đua – một cuộc thi thể lực, sự dẻo dai, niềm tin và sự hiểu biết – trong cuộc đua ấy, chúng ta chưa bao giờ cô độc. Trước chúng ta, những người khác đã từng chạy trong cuộc đua ấy. Dưới nhãn quan nhân văn của John C. Maxwell, họ là chỗ dựa, thúc giục chúng ta lên đường, cầu nguyện cho chúng ta và đưa ra những lời khuyên khôn ngoan dựa trên chính những trải nghiệm của họ. Chúng ta chỉ cần lắng nghe những câu chuyện và lời họ nói để biến những thử thách của thời đại ngày nay thành vinh quang chiến thắng.

Đồng hành cùng vĩ nhân - John C. Maxwell

By Unknown →
Nhà văn Bryon, trong cuốn Đông-Gioăng, đã viết “Một giọt mực nhỏ rơi xuống tạo thành hàng ngàn, có thể hàng triệu… suy nghĩ”. Và những suy nghĩ quan trọng nhất trong số hàng triệu suy nghĩ này là (những suy nghĩ) tìm kiếm thành công trong cuộc sống riêng tư, cuộc sống gia đình và cuộc sống sự nghiệp.Tại thời điểm này, trong bất cứ ngóc ngách nào của thế giới, có những người thắc mắc họ có thể làm gì để tiến gần hơn tới mục tiêu đang tỏa sáng, và để cải thiện bản thân họ.

Không bao giờ thất bại - W. Clement Stone

By Unknown →